7 câu nói trí tuệ của người xưa càng áp dụng cuộc sống càng viên mãn


Tu tâm tất nhiên trước tiên phải tu đức, dưỡng thân trước tiên phải chế ngự được giận dữ.

1. Nước không đủ thì không đẩy được chiếc thuyền lớn, gió không đủ thì không dang nổi đôi cánh to.

Chiếc thuyền lênh đênh giữa biển khơi phải dựa vào sức nước, đại bàng muốn sải cánh trên trời cao cũng còn phải xem sức gió.
Không có đủ sức nước, chiếc thuyền chẳng thể cập được bến, không có đủ sức gió, đại bàng cũng chẳng thể bay suốt quãng đường dài.
Con người muốn thành việc đại sự, thì buộc phải sống thực tế và tập bắt đầu từ những thứ cơ bản nhất.

2. Bỏ những thị hiếu không tốt, cấm những dục vọng không đúng bổn phận, như vậy có thể tránh được nhiều hệ lụy.

Ức chế những hành vi không đúng đắn, giảm thiểu các hành vi xấu, như vậy có thể tránh được sai lầm
“Không có dục vọng ham muốn thì ắt sẽ mạnh mẽ kiên cường”. Bỏ đi những dục vọng dư thừa, mới có thể cương trực không a dua người.

3. Đưa đò phải đưa qua bên sông, xây tháp phải xây đến đỉnh

Làm việc phải dụng tâm, phải có nghị lực và tinh thần kiên trì đến cùng.
Nhìn khắp thế gian, người thế nào mới có thể đạt được thành tựu? Đương nhiên là người hiểu được đạo lý “kiên trì đến cùng”, đây cũng chính là bí quyết để có được vinh quang, được người đời sau coi là tấm gương học tập noi theo.

4. Muốn chí hướng kiên định, dốc sức thực hiện, thì phương pháp tốt nhất, không gì bằng đa mưu suy nghĩ sâu xa;

Phương thức an toàn nhất, không gì bằng an lòng chịu nhẫn nhục;
Nhiệm vụ quan trọng ưu tiên nhất, không gì bằng tu đức
Toàn tâm dốc sức thực hiện chí hướng, thì đó là cái gốc của lập thân, thành tựu danh vọng. “Chim sẻ, chim én sao biết được chí chim hồng, chim hộc”, từ xưa đến nay, người trong lòng ôm chí lớn đều cô độc.
Muốn lập chí lớn, làm được đại sự, không thể không an tâm dưỡng đức, dũng cảm chịu nhẫn nhục, mưu tính kế hoạch tỉ mỉ kỹ lưỡng.
Biết dừng thì sau đó mới định, định thì sau đó mới có thể tĩnh, tĩnh thì sau đó mới có thể an, an thì sau đó mới có thể nghĩ, nghĩ thì sau đó mới có thể đắc được.

5. Không xuống đáy biển không biết biển sâu; không sinh con không biết ơn cha mẹ

Chúng ta cũng thường được nghe bậc làm cha mẹ nói: “Đến khi con làm cha, làm mẹ, con sẽ biết lòng cha mẹ lúc này”
Tri thức đích thực, tâm lý đồng cảm thực sự, đều phải đích thân trải nghiệm, đích thân thực hiện thì mới có được.
Bởi vì, khi chúng ta thực sự dấn thân xuống đáy biển, hoặc thực sự nuôi dạy con cái, chúng ta mới bỗng ngộ ra: Ôi, thì ra đáy biển sâu như thế này. Ôi, thì ra cha mẹ bỏ bao công sức sâu nặng thế này cho mình, công ơn cha mẹ đúng là nặng tựa núi Thái Sơn.
Rất nhiều sự tình khi chưa gặp phải, thì cho dù có người nói với chúng ta như thế nào, chúng ta cũng có thể chẳng cần suy nghĩ mà kết luận, nào có hay, đó chỉ là vì chúng ta chưa từng gặp phải tình huống ấy, chưa đặt mình vào hoàn cảnh đó. Vậy nên, cần dụng tâm suy nghĩ, biết đặt mình vào vị trí của người khác mà thấu hiểu, cảm thông.

6. Hạnh phúc là do tích thiện tích đức; tai họa là do làm nhiều việc bất nghĩa

“Cứ làm việc tốt, thì không phải hỏi tiền đồ”. Chỉ cần hành thiện tích đức, tự nhiên phúc thọ bình an, do đó hoàn toàn không cần phải lo lắng tiền đồ hung cát như thế nào. Tu trăm điều thiện tự sẽ có trăm điều phúc.
Làm nhiều việc tốt, dần dần sẽ tạo thành ảnh hưởng tốt đối với tâm lý, đó chính là giờ nào phút nào tâm cũng yên tĩnh bình thản. Điều này đương nhiên là niềm vui lớn nhất của đời người.

7. Cái gì cũng biết thì chẳng việc gì tinh thông

“Tham nhiều thì nhai không nát”.
Tinh lực mỗi người đều có hạn, nếu muốn đạt được thành tựu ở một ngành nghề nào, thì phải nỗ lực cày sâu cuốc bẫm trong ngành nghề đó, học tập theo chiều sâu để học tinh hoa của sự việc, chứ không chỉ đơn thuần học tập theo bề rộng.
Nếu chúng ta cái gì cũng muốn đạt được, lại không dùi mài chuyên sâu, thế thì kết quả cuối cùng sẽ là cái gì cũng học không đủ thấu, không đủ tốt.
Được tạo bởi Blogger.