[Cảnh báo] 7 tác hại của việc thức khuya

Zalo

Đi ngủ sớm có phải là vấn đề gì to tát? Thức khuya có hại gì cho sức khỏe không? Câu trả lời nằm trong 7 tác động của việc thức khuya đến cơ thể của bạn dưới đây.

Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng thức khuya mang lại những lợi ích nhất định. Những "cú đêm" cho biết họ thường làm việc có hiệu quả hơn vào ban đêm. Ngoài ra, từ lâu đã có ý kiến cho rằng sáng tạo và thức khuya có liên quan đến nhau. Nghiên cứu của tờ Personality and Individual Differences cho thấy những người thức khuya thường nảy ra các “giải pháp sáng tạo” hơn những người dậy sớm khi giải quyết cùng một vấn đề.
Không phải nghi ngờ gì khi nói đi ngủ đúng giờ là một thói quen tốt. Đi ngủ đúng giờ không những giúp chúng ta chìm vào giấc ngủ nhanh hơn mà còn nâng cao hiệu quả của sự trao đổi chất của cơ thể. Một nghiên cứu được tiến hành trên phụ nữ cho thấy những người càng ngủ nhiều thì càng sống lâu, trong khi những người ngủ dưới 5 tiếng mỗi ngày thường có tỷ lệ tử vong cao hơn.
Mặc dù chưa có một câu trả lời rõ ràng nào cho câu hỏi “liệu thức khuya có hại cho sức khỏe?” nhưng nhiều nghiên cứu đã và đang chỉ ra rằng điều đó có thể mang lại một vài hệ quả tiêu cực lên sức khỏe của bạn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng dù thức khuya có thể dẫn đến 7 vấn đề về sức khỏe dưới đây, điều đó không có nghĩa là thức khuya gây ra những điều này. Nhưng nếu bạn cảm thấy mình không khỏe, hãy thử bắt đầu bằng việc xây dựng cho mình một giấc ngủ điều độ.

Lượng đường trong máu cao

Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy các vấn đề về sức khỏe như lượng đường trong máu cao có liên quan tới những người có thói quen thức khuya. Dù nghiên cứu chỉ tập trung vào một số nhỏ đối tượng tham gia nhưng kết quả cho thấy rằng những phụ nữ có thói quen thức khuya thường có tỷ lệ lượng đường trong máu cao hơn.


Zalo

Tăng đường huyết thường liên quan tới các trạng thái sức khỏe khác, từ những vấn đề tạm thời như mệt mỏi, đau đầu tới những tình trạng sức khỏe khác nghiêm trọng hơn như bệnh tim mạch và tổn thương thận.

Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh

Thức khuya có lẽ là điều thường thấy với những ai có thói quen học đêm hay lang thang trên mạng. Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy thức khuya khiến bạn ăn nhiều hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe. Kết quả của nghiên cứu này cho hay chúng ta bắt đầu thèm đồ ăn khó tiêu hơn và các loại thức ăn chứa chất béo có hại hơn khi thức quá giờ đi ngủ. Điều này có thể dẫn đến sức khỏe kém và chế độ ăn uống thiếu lành mạnh

Bệnh tim

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn duy trì lịch trình có một giấc ngủ đều đặn mỗi ngày trong tuần và chỉ thức khuya vào cuối tuần? Khoa học đã chứng minh rằng bạn vẫn có thể đang làm tổn hại sức khỏe của mình dù chỉ thức khuya vào cuối tuần. Những nhà nghiên cứu gọi mô hình giấc ngủ này là hiện tượng "lệch múi giờ xã hội" và những tác động liên quan tới bệnh tim. Thực chất các chuyên gia biết, cứ mỗi lần bạn thay đổi thói quen giấc ngủ của mình, tỷ lệ mắc bệnh tim của bạn tăng lên đến 11%.

Thức khuya có thể khiến bạn bị ốm

Ngủ là một cách chữa trị, hãy hỏi bất cứ ai đã từng bị cảm cúm và họ sẽ cho bạn biết giấc ngủ có giá trị thế nào. Các bác sĩ cho biết giấc ngủ tác động lên hệ miễn dịch của chúng ta. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy mình ốm và mất ngủ vào ban đêm, bạn thực sự có thể khiến cho bản thân mình bị ốm nặng hơn nếu không cho cơ thể đủ thời gian để chống lại những cơn sốt hay viêm nhiễm.


Zalo

Bệnh trầm cảm

Trong một nghiên cứu mới đây, các chuyên gia đã phát hiện ra rằng những "cú đêm" thường có dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Điều này đặc biệt đúng với những người tham gia nghiên cứu, họ đều thức khuya và cũng mắc tiểu đường loại 2. Dù không chắc chắn thức khuya là nguyên nhân nhưng chúng ta cũng cần lưu ý rằng ở một mức độ nào đó cả hai đều có liên quan với nhau.
Ảnh hưởng đến trí nhớ
Nếu bạn thức khuya để học bài hoặc làm việc, bạn có thể không nhớ được thông tin gì nhiều. Thức khuya để học bài sẽ phản tác dụng trong việc cải thiện điểm số của bạn. Vào năm 2016, một báo cáo của A&M Texas cho rằng thức khuya để học bài, thường kéo theo tình trạng thiếu ngủ, không giúp ích gì cho trí nhớ dài hạn và có tác động tiêu cực đến hiệu quả của não bộ.
Ảnh hưởng đến thời lượng và số lượng giấc ngủ


Zalo
Nếu bạn đang không ngủ đủ tám tiếng mỗi đêm, việc thức khuya sẽ khiến giấc ngủ của bạn ngắn hơn. Ngủ không ngon hay ngủ không đủ giấc đều sẽ gây hại lên cơ thể. Thiếu ngủ có thể làm chậm thời gian phản ứng (không tốt nếu bạn làm việc vào buổi sáng) và cũng có thể gây căng thẳng vào ngày hôm sau. Vì vậy, dù bạn không đi ngủ vào 21h nhưng hãy cố dành thời gian cho bản thân để thực sự có một giấc ngủ trọn vẹn.
Được tạo bởi Blogger.