Phải chăng người biết thích nghi với mọi môi trường sống mới là kẻ sống sót sau cùng

Zalo

Như chúng ta đã biết khủng long là một loài vật xuất hiện vào thời kỷ Tam Điệp (231,4 triệu năm về trước), đây là một loại động vật không xương sống và là loài động vật thống trị hành tinh trong suốt 165,4 triệu năm và cho đến khi tuyệt bị tuyệt chủng do một thiên thạch khổng lồ rơi xuống Trái đất.

Đối ngược lại với loài khủng long mạnh mẽ đó thì lại có một loài côn trùng xuất hiện vào thời kỷ Than Đá, khoảng 354 – 295 triệu năm về trước, nghĩa là chúng còn là những con vật xuất hiện trước loài khủng long nhưng đến giờ nó vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ đến thời nay.
“Những loài côn trùng này có thể tồn tại và phát triển đến bây giờ là do sự thích ứng của chúng rất tốt với mọi môi trường sống. Chúng có thể sống ở bất cứ nơi đâu như tủ quần áo, toilet, tủ giày… Thậm chí, cái đầu khi lìa khỏi cơ thể cũng sống độc lập được tới vài giờ! Đâu đâu gián cũng sinh sống được.
Chắc chắn các bạn sẽ băn khoăn và đặt ra câu hỏi tại sao lại lấy ví dụ về 2 loài này. Nhưng ví dụ này có thể chứng minh rõ nhất về cuộc sống hiện nay, muốn tồn tại phải biết thích nghi với mọi môi trường sống.
Ông Adrian Toh – Chuyên gia Phát triển tiềm năng Lãnh đạo đến từ Singapore đã từng có một câu nói rất hay nói về vấn đề này rằng “Không phải kẻ mạnh, hay kẻ thông minh, tài giỏi hơn sẽ là kẻ sống sót, mà là người nào biết thích nghi tốt nhất sẽ sống được. Thích nghi = Sống sót/Thành công”.
Để giúp bạn có thể có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta cùng xem một sự việc đã từng xảy ra trên thị trường của các hãng đồng hồ và điện thoại, một cuộc chiến khốc thiệt trên thương trường, kẻ dành phần thắng và phát triển đến ngày nay là những người biết thích nghi với những điều mới của xã hội, biết nắm bắt thời cơ. Còn những người từng là “bá chủ” thế giới phải từ bỏ ngai vàng và ra đi trong thảm bại.

Đồng hồ Thụy Sĩ, Nokia, Motorola – những “bá chủ” thế giới phải từ bỏ ngai vàng và ra đi trong thảm bại


Zalo
Vài năm trước đây, vào những thập niên của thế kỉ 70, có thể thấy trên mọi cửa hàng hay người tiêu dùng, các tạp chí lớn đều ưu chuộng và nói về đồng hồ Thụy Sĩ rất nhiều. Nhưng theo thời gian những loại đồng hồ hiện đại hơn ra đời càng nhiều như đồng hồ điện tử khiến cho những chiếc đồng hồ mang thương hiệu Thụy Sĩ dần bị mất thị phần, và hiện nay chỉ chiếm 2 % trên thị trường.
Còn đối với trong lĩnh vực điện thoại thì Motorola đã từng đứng vị trí số 1 trên thị trường, nhưng đến năm 1999 Nokia lại cho ra đời 1 dòng sản phẩm mang tên Nokia 3210 đã khiến cho thị trường phát sốt với trò chơi game kinh điển lúc bấy giờ là trò “Rắn săn mồi”.
Nhưng rồi thời thế thay đổi, cuối cùng các hãng điện thoại này cũng lép vế và thay thế vị trí của Apple và Samsung hiện nay, dẫn đến kết cục đau buồn cho Nokia khi năm 2013 phải bán mình cho Microsoft với một cái giá bèo bọt 7,16 tỷ USD.
“Câu chuyện thất bại của họ rất đơn giản. Đó là khả năng thích nghi. Họ không biết cách thích nghi, rơi vào bế tắc và mất luôn thị phần. Thế giới đang thay đổi rất nhiều. Khả năng để thích nghi là yếu tố then chốt trong bất kể doanh nghiệp nào. Bạn chỉ có thể lựa chọn Thích nghi hay là Chết”, ông Adrian nói.
Còn nhớ, trong suốt buổi họp mặt truyền thông nhằm công bố tin Nokia sẽ chính thức được bán lại cho Microsoft, CEO Rajeev Suri của Nokia đã chia sẻ trong nghẹn ngào: “Chúng tôi không làm gì sai cả, nhưng một cách nào đó, chúng tôi đã thất bại”. Cả tập thể những nhân viên ngồi phía dưới lặng lẽ cúi mặt xuống và khóc theo.
“Ông ấy đã nói sai”, chuyên gia Adrian phân tích.
“Đáng ra ông ấy phải nói là “Chúng tôi không làm gì đúng thì mới chết”. Trong thời đại ngày nay, bạn không thay đổi đủ nhanh sẽ chết, chứ không nhất thiết bạn phải làm gì sai mới chết. Chỉ cần bạn đứng yên một chỗ, không cải tiến tất sẽ mất thị phần về tay các tân binh. Câu chuyện thành công là câu chuyện Thích ứng và Thay đổi”.
Sự thích ứng, ông Adrian ví von như một cái cây cao trên đồng cỏ. Giữa một cánh đồng mênh mông và trống trải, cái cây cứ quyết định lớn nhanh, lớn nhanh, lớn nhanh… thì tất sẽ gãy khi có gió lớn.
“Chúng ta cũng giống như cây cỏ, phải thích nghi theo môi trường, bởi thích nghi được sẽ sống. Kẻ sống sót cuối cùng mới là kẻ chiến thắng”, ông Adrian nói.
Được tạo bởi Blogger.