Giai đoạn mang thai tuần thứ 4 và thứ 5
Khi bắt đầu cảm nhận được sự hiện diện của con trong bụng hẳn người mẹ nào cũng vô cùng phấn chấn và tò mò, sốt sắng muốn được nhìn thấy con, thậm chí ngay từ khi con mới ở trong giai đoạn đầu thai kỳ. Để giải đáp thắc mắc của các mẹ bầu khi thai được 4 tuần đi siêu âm được chưa, hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn xem thêm:
A. Mang thai tuần thứ 4
1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
Bạn có thể có những triệu chứng đầu thai kì như căng ở hai bầu vú, nhức đầu, đau lưng hoặc những thứ khác. Bạn nên biết rằng những triệu chứng này tương tự như những triệu chứng mà bạn có thể có trước kì kinh. Những người phụ nữ khác thì chẳng có triệu chứng nào cả ngoại trừ trễ kinh hoặc kinh nguyệt bất thường. Nếu bạn mất kinh, hãy dùng que thử thai. Đây là cách phát hiện thai sớm nhất tại nhà.
2. Bé thay đổi thế nào?
Tế bào hợp tử lúc này hình thành ba lớp: mô ngoài cùng (ngoại bì), mô giữa (trung bì), mô trong cùng (nội bì). Ba lớp này sẽ hình thành các cơ quan và mô cho bào thai. Ngoại bì sẽ trở thành hệ thần kinh (bao gồm não), da, tóc, móng, tuyến vú, chân lông và chân răng. Trung bì sẽ phát triển thành tim, hệ tuần toàn, khung xương, mô liên kết, mạch máu và các cơ. Nội bì sẽ hình thành phổi, đường ruột, gan, tụy và tuyến giáp. Tứ chi bắt đầu nhú ra nhưng không rõ rệt. Nhau thai cũng bắt đầu hình thành và sản xuất ra một số hóc môn quan trọng bao gồm HCG. Có sự chuyển động của máu thông qua mạch chính.
3. Bé to chừng nào?
Thời điểm này bào thai vẫn rất nhỏ, chiều dài khoảng từ 0.35 đến 1 mm.
4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
Nếu chu kì kinh của bạn trễ hoặc bất thường, bạn nên dùng que thử thai tại nhà. Nếu kết quả là dương tính thì bạn hãy lên lịch khám với bác sĩ. Các bác sĩ sẽ khám cho bạn cho đến khi thai đạt độ tuổi 8 đến 12 tuần. Nếu kết quả âm tính mà chu kì của bạn vẫn trễ, hãy đợi một tuần nữa trước khi thử lại.
Sau khi mất kinh, một số phụ nữ phải mất từ 2 đến 3 tuần mới phát hiện được hóc môn thai nghén trong cơ thể. Bạn cũng cần tìm một bác sĩ phụ sản và quyết định sẽ sinh con ở đâu. Nhiều bác sĩ phụ sản và nữ hộ sinh sẽ cho phép bạn sắp xếp cuộc hẹn để gặp và tham khảo ý kiến của họ trước khi bạn chọn bác sĩ riêng của mình. Xin xem thêm chi tiết về cách chọn bác sĩ phụ sản ở phần thông tin lựa chọn sinh con của chúng tôi.
5. Để thai kỳ thoải mái hơn
Nếu bạn chưa bắt đầu chế độ tập luyện hãy hỏi chỉ dẫn từ bác sĩ phụ sản của bạn. Kể cả khi bạn đã luyện tập thường xuyên, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về các bài tập luyện suốt thai kì. Hãy xem thông tin của chúng tôi về những hướng dẫn tập luyện trong thời gian này, hiệu quả của việc tập luyện, những bài tập tốt nhất và những dấu hiệu cảnh báo trong tập luyện.
Bạn cũng nên cẩn thận với các loại thuốc sử dụng trong suốt thai kì. Hãy hỏi bác sĩ của bạn trước khi trước khi uống các loại có kê đơn hay mua trực tiếp từ nhà thuốc. Bạn nên uống vitamin dành cho phụ nữ có thai chứa ít nhất 0.4mg axít folic. Loại vitamin này thường chứa từ 0.8 đến 1mg axít folic và cũng có làm lượng sắt cao. Cả hai loại đều quan trọng cho cơ thể mẹ và con.
6. Dành cho ba của bé
Nên tiếp tục bày tỏ những lo lắng và hồi hộp của bạn về việc vợ thai nghén. Hãy chia sẻ tin mình sắp làm cha mẹ với gia đình và bè bạn. Một số cặp vợ chồng thích thông báo tin vui ngay lập tức, trong khi số khác thích đợi cho đến khi họ có kết quả chắc chắn từ lần khám thai đầu tiên. Hãy thảo luận xem nên báo tin vui bây giờ hay nên đợi thêm một thời gian nữa.
B. Mang thai tuần thứ 5
1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
Vẫn chưa có bất kỳ thay đổi nào đáng kể trong thời điểm này. Có thể bạn sẽ cảm thấy nhiều triệu chứng thai kì hơn như buồn nôn vào buổi sáng. Khoảng 50% phụ nữ mang thai có triệu chứng này. Chứng buồn nôn vào buổi sáng thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ 6 của thai kì, nhưng giờ là lúc bạn nên bắt đầu chuẩn bị cách thức đối phó với việc đó.
Buồn nôn có thể xảy ra vào buổi sáng, suốt cả ngày hay vào chiều tối. Để đối phó với việc buồn nôn thường xảy ra trong giai đoạn đầu thai kì, hãy đọc những chỉ dẫn của chúng tôi về cách hạn chế nó. Nếu triệu chứng này quá trầm trọng đến nỗi bạn thường xuyên nôn mửa mà không dừng được, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ về khả năng bị ốm nghén quá mức.
2. Bé thay đổi thế nào?
Bào thai trông giống một con nòng nọc hơn là hình hài một em bé. Tim thai đã bắt đầu đập nhịp đều đặn và các bộ phận như tai, mắt đang hình thành. Khung xương của thai cũng đang bắt đầu định dạng.
3. Bé to chừng nào?
Bào thai vẫn còn rất nhỏ, nhưng vào cuối tuần này thai sẽ có chiều dài khoảng 6.3 mm.
4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn nên chọn bác sĩ và nữ hộ sinh nào thì bạn nên xem lại danh sách và quyết định chọn một người thôi.
5. Để thai kỳ thoải mái hơn
Bạn có thể sẽ tự hỏi là cần phải đạt cân nặng bao nhiêu. Trường Đại học Phụ sản và Bệnh sản của Mỹ (ACOG) khuyến cáo phụ nữ mang thai cần tăng thêm từ khoảng 11 đến 16kg. Đây là mức bình thường trong suốt thai kì. Những phụ nữ thiếu cân nên đạt thêm khoảng 15kg trong khi những người thừa cân cần tăng thêm khoảng 8kg. Xin xem thêm chi tiết về phần Cân nặng thai kì.
6. Dành cho ba của bé
Cố gắng giúp vợ những việc đơn giản như quét nhà, đổ rác, rửa chén bát dù vợ bạn không yêu cầu!