Giai đoạn mang thai tuần thứ 6, thứ 7 và thứ 8
Mang thai tuần 6 và tuần 7 vẫn là khoảng thời gian của tam cá nguyệt đầu trong quá trình mang thai. Trong suốt thời gian này, thai nhi vẫn chưa thực sự ổn định. Chính vì vậy, người vợ và người chồng nên chú ý một số vấn đề. Mục tiêu là để cả mẹ và bé đều ổn định về sức khỏe. Vậy những điều mà mẹ bầu cần lưu ý là gì?
Bạn xem thêm:
1. Mang thai tuần thứ 6
a. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
Bạn có thể nhận thấy bạn tăng vài ký, trong khi các phụ nữ mang thai khác có thể sụt ký. Bạn có thể thấy những thay đổi ở ngực gồm căng ngực, núm vú thâm quầng và căng lên. Bạn cũng bắt đầu bị ợ chua, đây là triệu chứng thông thường trong thời kỳ mang thai. Một số phụ nữ bị chảy máu trong khi mang thai, điều này có thể không có vấn đề gì. Xuất hiện các chấm (thấy nhiều chấm trong máu ở đồ lót hoặc giấy vệ sinh khi bạn đi vệ sinh) có thể kèm theo chuột rút. Bạn có thể tham khảo nhân viên chăm sóc nếu chảy máu nhiều như trong chu kỳ kinh hoặc nếu chuột rút nặng hơn chu kỳ bình thường. Đây có thể là dấu hiệu sẩy thai.
b. Bé thay đổi thế nào?
Bắt đầu hình thành phổi, hàm, mũi, và vòm miệng. Cùm bàn tay và chân có cấu trúc giống mạng nhện sẽ trở thành ngón tay và ngón chân. Não tiếp tục hình thành nên các bộ phận phức tạp. Ở thời điểm này, siêu âm bên ngoài có thể dò và nghe thấy nhịp tim.
c. Bé to chừng nào?
Thai nhi của bạn dài khoảng 1.27cm.
d. Tuần thai này bạn nên làm gì?
Biết tên nhóm máu của bạn và chồng bạn trong thời kỳ mang thai là việc rất quan trọng. Mỗi người thuộc một trong bốn nhóm chính: A, B, AB hoặc O. Nhóm máu do các dạng kháng nguyên trên tế bào máu quy định. Kháng nguyên là các protein trên bề mặt của tế bào máu có thể tạo ra phản ứng từ hệ thống miễn dịch. Thành phần Rh là một dạng protein trên bề mặt tế bào máu đỏ. Phần lớn chúng ta có thành phần Rh là có Rh dương tính. Những người không có thành phần Rh là Rh âm tính.
e. Để thai kỳ thoải mái hơn
Một số phụ nữ e ngại rằng uống vitamin trước trước khi sinh làm bao tử khó chịu. Nếu điều này xảy ra với bạn, bạn có thể uống vitamin khi ăn hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu vẫn còn khó chịu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp xử lý.
f. Dành cho ba của bé
Vợ bạn có thể đang phải chịu đựng chứng buồn nôn vào sáng sớm. Tuy nhiên, bạn có thể giúp vợ đối phó với cơn buồn nôn và ói mửa rất thông thường trong thời ky 3 tháng đầu. Một số điều hữu ích mà bạn có thể làm:
- Nấu ăn (hay mua thức ăn nấu sẵn về)
- Giúp lau dọn nhà bếp.
- Đi mua đồ.
2. Mang thai tuần thứ 7
a. Thời điểm bắt đầu mang thai được tính thế nào?
Thời kỳ mang thai được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng, không phải đến khi bạn thụ thai
b. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
Các thay đổi trong cơ thể bạn diễn ra từ từ. Mọi người xung quanh thậm chí không hề biết là bạn đang có thai. Trong thời kỳ này, bạn có thể tăng vài ký lô, nhưng bạn cũng có thể sụt vài ký nếu bạn bị buồn nôn vào buổi sáng. Sụt vài ký vào thời gian đầu này là bình thường, và trong vài tuần mọi thay đổi sẽ bắt đầu chuyển sang chiều huớng khác. Bạn cũng có thể trải qua các triệu chứng mang thai thời kỳ đầu khác.
c. Bé thay đổi thế nào?
Ở thời điểm này mọi cơ quan quan trọng đã bắt đầu hình thành trong cơ thể bé xíu của phôi. Tóc và nang núm vú đang hình thành, và mí mắt và lưỡi bắt đầu định hình. Có thể nhìn thấy khuỷu tay và ngón chân rõ ràng hơn vì thân mình bắt đầu thẳng ra.
d. Bé to chừng nào?
Thai nhi của bạn dài khoảng 1.9cm vào cuối tuần này và nhẹ hơn một viên thuốc aspirin.
e.Tuần thai này bạn nên làm gì?
Nếu vẫn chưa chọn được một bác sĩ hay bà mụ, đây là lúc bạn phải quyết định. Hãy đọc thông tin của chúng tôi về cách chọn người chăm sóc thai kỳ cho bạn và nên làm gì với lần khám đầu tiên trước khi sinh.
Vào lúc này, bạn bước vào thời kỳ 3 tháng đầu và có thể bắt đầu bị buồn nôn vào buổi sáng do lượng hormone trong cơ thể bạn gia tăng. 70% đến 80% phụ nữ có thai đều bị một dạng buồn nôn vào sáng sớm nào đó. Nếu hiện tượng trở nên qúa nghiêm trọng, bạn liên tục ói mửa và không nén lại được, hãy tham khảo bác sĩ về khả năng bị chứng nôn tháo (hyperemesis) trong thời kỳ mang thai.
f. Để thai kỳ thoải mái hơn
Đây là một số mẹo vặt có ích giúp bạn vượt qua chứng buồn nôn vào sáng sớm:
- Ăn nhiều bữa nhỏ.
- Ăn bánh xốp soda 15 phút trước khi thức dậy.
- Nghĩ ngơi và ngủ những giấc ngắn nhiều lần trong ngày.
- Hít chanh hoặc gừng, uống nước chanh, hoặc ăn dưa hấu để giảm buồn nôn.
- Ăn khoai tây chiên muối (có tác dụng làm dịu bao tử, giúp bạn ăn được).
- Không bỏ bữa ăn hoặc nằm sau khi ăn.
- Không nấu hay ăn thức ăn cay.
- Uống vitamin B6 (50mg) mỗi ngày.
- Hỏi bác sĩ về việc uống thêm chất bổ sung.
g. Dành cho ba của bé
Bàn bạc với vợ bạn về các cuộc hẹn khám trước khi sinh mà cô ấy muốn bạn cùng đi. Nhiều cặp vợ chồng thích đi với nhau đến tất cả các buổi khám, trong khi những cặp khác chỉ cùng nhau đến các cuộc khám quan trọng như siêu âm màu. Hãy chuẩn bị sẵn sàng và đừng quên đánh dấu lịch hẹn của bạn.
3.Mang thai tuần thứ 8
a. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
Dù bề ngoài không có vẻ thay đổi nhưng nhiều thay đổi đã diễn ra khắp cơ thể bạn. Trước khi bạn có thai, tử cung có kích thước khoảng bằng nắm tay, nhưng giờ thì nó khoảng bằng quả bưởi. Bạn có thể đã nhận thấy những thay đổi ở ngực. Hai vú có thể mềm và nhạy cảm hơn bình thường. Điều này là hoàn toàn tự nhiên vì cơ thể bạn đang chuẩn bị cho thời kỳ tiết sữa. Một thay đổi nữa đã diễn ra mà có thể bạn không nhận thấy là lượng máu đã tăng 40 đến 50 phần trăm.
b. Bé thay đổi thế nào?
Tất cả những gì có ở một người lớn thì bây giờ cũng có trong phôi. Đôi tai tiếp tục hình thành cả bên trong lẫn bên ngoài. Xương bắt đầu hình thành, và các cơ có thể co lại. Ngón chân và ngón tay có màng nhưng đang mọc dài hơn. Các đường nét trên mặt tiếp tục phát triển. Đầu mũi hiện diện và mí mắt cũng đã phát triển hơn. Cuống rốn đang dần biến mất, và cơ thể của bé bắt đầu duỗi thẳng ra.
Khi giới tính của bé đã được xác định, bộ phận sinh dục ngoài vẫn còn đang hình thành và không thể thấy rõ lắm. Bé đang ở cuối giai đoạn phôi và bắt đầu giai đoạn bào thai.
c. Bé to chừng nào?
Phôi dài khoảng 2,5cm và có kích thước chừng hạt đậu.
e. Tuần thai này bạn nên làm gì?
Bạn có thể đi khám trước khi sinh lần đầu, hay có thể chờ một vài tuần nữa. (Khám trước khi sinh lần đầu tiên thường vào tuần 8 đến 12 từ chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của bạn). Nếu bạn chưa đi khám sức khỏe trước khi có thai thì lần khám này có thể là một trong những kỳ khám lâu nhất của bạn. Bác sĩ sẽ hỏi về những vấn đề sức khỏe trước đây của bạn bao gồm:
- Những vấn đề về y tế
- Ngày của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng
- Các phương pháp kế hoạch hóa
- Việc phá thai và/ hoặc sẩy thai
- Nhập viện
- Thuốc bạn dùng hay bị dị ứng
- Bệnh sử của gia đình bạn
Bạn cũng có thể được yêu cầu:
Kiểm tra sức khỏe với một thử nghiệm sinh thiết cổ tử cung, cấy mô cổ tử cung và siêu âm
Hỏi về bất kỳ vấn đề nào bạn quan tâm
f. Để thai kỳ thoải mái hơn
Trong khi có mang một số phụ nữ bị da dầu và mụn trứng cá. Nếu bạn mua thuốc không cần kê toa để điều trị, bạn nhất thiết phải biết thành phần thuốc. Nếu thắc mắc về tính an toàn của một loại thuốc nào đó trong khi có thai, tốt nhất hãy tham vấn ý kiến bác sĩ hay dược sĩ.
g. Dành cho ba của bé
Nếu nuôi thú cưng, có lẽ bạn phải đảm nhiệm việc chăm sóc chúng khi vợ bạn có thai. Phụ nữ mang thai cần thận trọng với việc thay hộp vệ sinh cho mèo vì có nguy cơ tiếp xúc với bệnh ký sinh trùng toxoplasmosis. Bạn cũng có thể giúp vợ bằng cách mua hoặc chuẩn bị đồ ăn cho chó và mèo.