Giai đoạn mang thai từ tuần 9 đến tuần 12

 

Siêu âm thai 9-12 tuần tuổi là dấu mốc quan trọng trong quá trình mang thai. Người mẹ sẽ được nghe tim thai, những cử động nhỏ của bé, cũng như biết con mình đã phát triển ra sao. Đây cũng là thời điểm phát hiện những bất thường để kịp thời xử lý, tránh những nguy hại có thể xảy ra cho mẹ và bé

Bạn xem thêm:

                        - Giai đoạn mang thai tuần thứ 4 và thứ 5
                        - Giai đoạn mang thai tuần thứ 3 
                        - Giai đoạn mang thai tuần thứ 6, thứ 7 và thứ 8

1.Mang thai tuần thứ 9

a. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Cơ thể bạn có thể vẫn bình thường trong mắt mọi người, nhưng nhất định bạn bắt đầu cảm thấy một số thay đổi. Có thể là những biến đổi tâm lý, và/ hoặc bạn có thể thấy tăng chứng ợ nóng và cảm thấy sưng phù nhiều hơn. Đây là những triệu chứng thông thường khi có thai. Ngăn ngừa chứng ợ nóng là cách giải quyết tốt nhất! Bạn có thể tránh chứng ợ nóng bằng cách ăn nhiều bữa nhỏ hơn trong ngày thay vì ăn ba bữa đầy đủ theo thông thường. Bạn cũng nên tránh nằm sau khi ăn và tránh các thức ăn có gia vị hay dầu mỡ.

b. Bé thay đổi thế nào?

Tuy vẫn còn rất nhỏ nhưng bé giờ đã sẵn sàng tăng trọng lượng nhanh chóng. Bé bắt đầu trông giống một người tí honvì cuống rốn đã hoàn toàn biến mất ở tuần thứ 9. Mí mắt đã hình thành đầy đủ, đã nhắm lại và sẽ mở ra trong tuần 28. Tất cả các bộ phận của bé như đầu gối, cùi chỏ, vai, mắt cá, cổ tay đang hoạt động và cho phép bé cử động khá tự do trong túi nước ối. Tim của bé bắt đầu đập vào khoảng ngày 24, nhưng giờ thì tim bé đã chia thành bốn ngăn, các van bắt đầu phát triển. Bé của bạn cũng có thể nắm tay và có thể bắt đầu bú ngón tay.

c. Bé to chừng nào?

Bé giờ có kích thước của một quả nho chừng 3,8cm tính từ đầu đến mông và cân nặng khoảng 2.8 gram.

d. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Nếu bạn hơn 35 tuổi hay có bệnh sử gia đình di truyền, như xơ nang, có thể bạn nên tham vấn bác sĩ di truyền. Trao đổi với bác sĩ về việc thực hiện các xét nghiệm trước khi sinh như thực hiện sinh thiết gai nhau (CVS). Xét nghiệm này có thể được thực hiện từ tuần 9 đến 12 để phát hiện những bất thường về nhiễm sắc thể (hội chứng Down) và rối loạn di truyền (xơ nang) với độ chính xác cao (98-99%). Dù có khả năng nhận diện rối loạn cao nhưng xét nghiệm này không đo lường được mức độ nghiêm trọng của những rối loạn này.

e. Để thai kỳ thoải mái hơn

Vào thời điểm này bạn có thể bắt đầu thấy mệt mỏi. Điều này có thể do những thay đổi của hormone, do khó ngủ ban đêm, hay do phải đối phó với chứng buồn nôn vào buổi sáng. Không ngủ ngon vào ban đêm có thể do tư thế nằm không thoải mái hay do phải đi vệ sinh thường xuyên. Nếu bạn gặp khó khăn khi nghỉ ngơi, có lẽ bạn nên thay đổi các vị trí nằm ngủ.

f. Dành cho ba của bé

Cố gắng tạo môi trường yên tĩnh, bình yên, thoải mái trong phòng ngủ. Bạn có thể dời góc làm việc và sách vở ra khỏi giường ngủ qua phòng khác. Bạn cũng có thể thay thế các bóng đèn sáng bằng các bóng mờ hơn.

2. Mang thai tuần thứ 10

a. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?



Tử cung của bạn tiếp tục phát triển, nhưng bạn có thể vẫn chưa báo tin mình có thai cho mọi người. Một số người sẵn sàng chia sẻ tin vui, một số khác có thể vẫn đang thích ứng dần với ý nghĩ làm mẹ. Điều quan trọng là bạn cần chia sẻ thật cởi mở về những cảm giác của mình với chồng và bác sĩ của bạn.

b. Bé thay đổi thế nào?

Đây là lúc bắt đầu của giai đoạn bào thai khi các cơ quan của thai nhi tiếp tục phát triển và lớn lên. Phần lớn các cơ quan của thai nhi như thận, gan, não, phổi đang hoạt động, nhưng sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian còn lại của thai kỳ. Đầu của thai nhi bằng một nửa chiều dài cơ thể, và có một chỗ lồi ra trên trán cho phép não phát triển. Móng tay, móng chân và tóc bắt đầu dễ thấy trong tuần này. Ngón tay không còn có màng nữa. Thai nhi tích cực nuốt dịch màng ối và đạp chân.

c. Bé to chừng nào?

Bé của bạn dài chừng 5cm, kích thước bằng khoảng trái chanh, cân nặng chừng 7gram.

e. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Lần đi khám thứ hai trước khi sinh của bạn diễn ra từ tuần 12 đến 16. Trong lần khám này bác sĩ của bạn có thể thực hiện siêu âm cho phép bạn trông thấy con bạn lần đầu tiên. Một số phụ nữ muốn giữ lại hình siêu âm làm kỷ niệm. Trước khi siêu âm, nên thảo luận với bác sĩ về các điều kiện đảm bảo an toàn. Bác sĩ của bạn có thể dùng một máy siêu âm Doppler để phát hiện nhịp tim của thai nhi. Bác sĩ cũng có thể thảo luận chuyện "thai đạp" với bạn. Đây là cử động đầu tiên của bào thai mà người mẹ cảm nhận được. Bạn có thể sớm cảm thấy thai đạp ngay từ tuần thai 13 đến 16.

f. Để thai kỳ thoải mái hơn

Dù có thai nhưng bạn có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau để giữ cho thân hình cân đối. Dù trước khi mang thai có tích cực luyện tập hay không, bạn cũng cần tham vấn bác sĩ xem loại hoạt động nào là thích hợp nhất cho bạn. Nhiều bác sĩ đề nghị đi bộ và bơi lội vì những hoạt động tập luyện này ít gây ảnh hưởng và có thể áp dụng trong suốt thời kỳ mang thai.

g. Dành cho ba của bé

Phụ nữ mang thai được khuyến khích tập luyện thường xuyên. Hãy trò chuyện với vợ bạn xem có những hoạt động nào cả hai bạn có thể cùng thực hiện, ví dụ như:
  • • Đi bộ
  • • Bơi
  • • Quần vợt
  • • Chơi gôn
Điều quan trọng là bạn dành thời gian tập luyện cùng nhau.

3. Mang thai tuần thứ 11

a. Cơ thể bạn thay đổi như thế nào?


Trong lúc thai nhi đang phát triển nhanh chóng khi nằm gọn trong tử cung người mẹ, những thay đổi đáng kể về hình dáng bên ngoài của bạn vẫn còn diễn ra rất chậm. Một số phụ nữ thấy được những thay đổi ở tóc, móng tay, móng chân, chẳng hạn như tóc và móng (tay, chân) mau dài ra. Cả hai hiện tượng này được coi là bình thường trong suốt thai kì. Các bác sĩ chưa rõ tại sao lại như vậy nhưng họ có thể là do sự thay đổi hóc môn hoặc sự gia tăng tuần hoàn trong cơ thể.

b. Bé thay đổi thế nào?

Đầu thai nhi chiếm gần một nửa chiều dài cơ thể. Cả ngón tay và chân đều đã tách ra hoàn toàn vào tuần thứ 11. Da thai nhi vẫn còn trong suốt, nhưng xương đang bắt đầu cứng dần. Cơ quan sinh dục ngoài hầu như đã phát triển hoàn chỉnh, và trong vài tuần nữa bạn có thể biết được giới tính của bé. Mặc dù bạn chưa cảm nhận được sự cử động của thai nhi nhưng bé đang cựa quậy trong bụng bạn đó.

c. Bé to chừng nào?

Thai nhi dài khoảng hơn 6cm (khoảng 2,5 inch), cân nặng gần bằng 14 gram (khoảng một nửa ounce).

d. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Nếu bạn đã và hiện vẫn còn đang bị “hành” bởi chứng nôn mửa buổi sáng suốt mấy tuần đầu thai kì thì bạn thật sự đang bị sút cân chứ chẳng tăng thêm được chút nào. Đừng quá lo lắng. Hầu hết phụ nữ chỉ tăng khoảng 1 đến 2 kg ( từ 3 đến 4 pound) trong 3 tháng đầu thai kì. Trường Đại Học Phụ sản và Bệnh sản Mỹ (ACOG) khuyến cáo cần đạt khoảng 12 đến 16 kg (từ 25 đến 35 pound ) trong suốt thai kì. Hãy tìm thêm thông tin về cân nặng để biết bạn cần tăng thêm bao nhiêu cân.

e. Để thai kỳ thoải mái hơn

Hầu hết phụ nữ mang thai có nhiều thắc mắc về việc đi lại trong suối kì thai. Nói chung việc đi lại là an toàn suốt thời kì mang thai miễn là thai không có những chuyển biến phức tạp hoặc không có mối e ngại nào. Thời gian lý tưởng để đi lại là trong quí 2 (3 tháng giữa). Bởi vì phần nhiều bạn đã bị ốm nghén trong ba tháng đầu, nên ba tháng giữa là thời điểm thích hợp nhất để vận động đi lại trước khi sang quí thứ ba – lúc thai to làm di chuyển nặng nề, khó khăn.

f. Dành cho ba của bé

Dành thời gian một cách đều đặn cùng vợ đọc sách nói về việc mang thai. Điều này cho cô ấy thấy là bạn cũng quan tâm đến việc thai nghén của vợ. Nó cũng tạo cơ hội cho cả hai chia sẻ những lo lắng và cảm giác trông đợi hồi hộp cùng nhau.

4. Mang thai tuần thứ 12

a. Cơ thể bạn thay đổi như thế nào?


Tử cung sẽ tiếp tục phát triển lớn lên, và lúc này bác sĩ có thể cảm nhận được thai ở vùng bụng dưới rốn. Lúc này có lẽ bạn không cần mặc quần áo dành cho thai phụ, nhưng bạn cũng nên chú ý không mặc quần áo chật.

Nếu bạn đã mang thai rồi thì bạn hầu như sẽ cần quần áo dành cho thai phụ sớm hơn những phụ nữ mang thai lần đầu. Da trên cơ thể cũng thay đổi như: quầng vú sẫm màu hơn, và những vùng da bị sạm ở mặt và cổ. Những thay đổi này gọi là chứng sạm da hay gương mặt mang thai. Những vùng da sạm này sẽ biến mất hay nhẹ hơn sau sinh.

b. Bé thay đổi thế nào?

Tuần lễ này thai sẽ bắt đầu hình thành nên hình hài như hai mắt di chuyển gần nhau hơn và hai tai cũng di chuyển ra phía sau hơn. Ruột của thai nhi cũng phát triển rất nhanh có thể kéo dài vào dây rốn, nhưng cũng sẽ bắt đầu trở vào bên trong bụng. Thận có thể bài tiết nước tiểu và hệ thần kinh tiếp tục trưởng thành. Thai nhi có thể phát triển một số phản xạ phức tạp như phản xạ mút tay.

c. Bé to chừng nào?

Thai nhi dài khoảng 8 cm và nặng khoảng 28 gam.


d. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Đây là thời gian quan trọng mà bạn phải chú ý đến chế độ ăn và phải bảo đảm cả bạn và thai nhi nhận được đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Điều quan trọng là bạn phải biết rằng không phải vì mang thai mà bạn có thể ăn mọi thứ. Cân nặng của bạn cần tăng lên đều đặn trong suốt thai kỳ, nhưng cần tránh tăng cân quá mức bằng cách: tránh ăn thức ăn nhanh tránh ăn những bữa ăn qua loa lúc khuya hạn chế chất béo và chất ngọt. Bạn có thể biết thêm thông tin về cách ăn uống ở mục ăn uống cho cả hai : ảnh hưởng của cân nặng đối với thai kỳ.

e. Để thai kỳ thoải mái hơn

Nhiều phụ nữ đã đạt những kết quả tốt từ bài tập có tên là Kegel trước, trong, và sau khi mang thai, vì bài tập này làm vững chắc các cơ ở âm đạo. Những sản phụ tập bài tập này thấy rằng nó giúp ích cho việc sinh nở và làm vững chắc các cơ sau sinh.

f. Dành cho ba của bé

Cơ thể của sản phụ sẽ tiếp tục có nhiều thay đổi và những thứ mà cô ấy trước đây đã làm một cách dễ dàng giờ đây có thể trở nên khó khăn hơn. Có một cách tốt mà bạn cho cô ấy biết sự quan tâm, thông cảm, và thấu hiểu cô ấy là mát xa bàn tay, bàn chân, hay lưng vào cuối ngày. Bạn cũng có thể dùng nước hoa có mùi hương cố ấy yêu thích hay dầu mát xa.

Được tạo bởi Blogger.